Bắc (North), Tiếng Việt, Đi Cafe (Cafe Hopping)

Hà Nội, cà phê không vội

Nhắc đến Sài Gòn, người ta nghĩ ngay đến "Sài Gòn cà phê sữa đá", còn khi nói về Hà Nội, thì lại là "Hà Nội trà đá vỉa hè". Khắp các phố phường Hà Nội, đâu đây cũng thấy "quán trà/chè" với 1 cái bàn nho nhỏ, vài chiếc ghế thấp lè tè và những vị khách "ruột" loanh quanh trong ngõ, ngày nào cũng ghé. Thói quen nhâm nhi cốc trà nóng đậm đặc đến từ các bậc lão thành đầu hai thứ tóc, trong khi giới trẻ Hà Thành lại chuộng cà phê hơn. ... đọc tiếp

Nam (South), Tiếng Việt, Đi Cafe (Cafe Hopping)

Lạ lẫm cafe Scandinavian ở Sài Gòn

Ở nơi nhiệt độ quanh năm chưa bao giờ lạnh đến 20° như Sài Gòn, mà nói về phong cách Scandinavian của vùng Bắc Âu, nơi 20° được xem là ấm nhất, nghe có phần lạ lẫm. Tuy vậy, các ý tưởng thiết kế theo phong cách này đã vượt qua mọi sự khác biệt về địa lý và khí hậu, trở thành một trong những phong cách kiến trúc ưu việt nhất thế giới, cũng như rất được ưa chuộng bởi dân sành điệu Sài Gòn....đọc tiếp

Nam (South), Tiếng Việt

Homestay Đà Lạt – Ấm lòng người lữ khách

Nếu đi du lịch đến các vùng biển, tôi thường cho mình chút xa xỉ khi tận hưởng không gian sang chảnh của các resort đẹp đẽ, nơi chỉ cần nằm trong phòng cũng có thể ngắm bình minh hay hoàng hôn rực rỡ trên biển. Thì lên Đà Lạt, tôi lại thích trốn trong các homestay nhỏ bé, ấm cúng, nơi tiếp đón bạn như người thân đi xa về. Trong tiết trời se lạnh của Đạ Lạt tháng 10, người lữ khách như tôi luôn cảm thấy ấm lòng khi trú ngụ tại những nơi bình yên như thế. ... đọc tiếp

Nam (South), Tiếng Việt, Đi Cafe (Cafe Hopping)

Phiêu diêu Cà phê Đà Lạt

Phong cách quán cà phê Đà Lạt nâng hạng vượt bậc trong vài năm qua. Các quán thường tận dụng địa thế đồi núi và phong cảnh thông xanh liêu xiêu hữu tình của Đà Lạt để tạo ra những không gian thưởng thức cà phê hết sức đặc biệt, chỉ có thế có ở thành phố ngàn hoa này. Mỗi quán đều cố gắng xây dựng những điểm nhấn nhá rất riêng, lúc là ngôi nhà giữa hồ, khi là cây đàn piano cheo leo giữa rừng thông, chỗ là một khu vườn cổ tích mướt một màu xanh.... đọc tiếp

Nam (South), Tiếng Việt, Đi Cafe (Cafe Hopping)

Yên cùng Cafe Sách

Có từ rất lâu ở Châu Âu, ý tưởng Café Sách là sự kết hợp hoàn hảo của 2 không gian truyền thống: thư viện và quán cà phê. Đây là nơi bạn có thể trút bỏ mọi xô bồ, náo nhiệt để “lạc trôi” vào những con chữ, trong khi nhâm nhi vị cà phê yêu thích. Điểm thú vị là café sách không nhất thiết phải tĩnh lặng như một thư viện, nhưng không bao giờ ồn ào như một quán cà phê. ...đọc tiếp

Nam (South), Tiếng Việt, Đi Cafe (Cafe Hopping)

Xanh mát cafe Tropical ở Sài Gòn

Phong cách Nhiệt Đới (Tropical) chính là sự đối lập với vẻ lạnh lùng khô khan của Industrial. Lấy cảm hứng từ màu sắc tự nhiên của miền nhiệt đới với biển, trời, cây cỏ, nắng & gió, thiết kế Tropical gom cả thiên nhiên vào nhà, tạo ra một không gian xanh mát, trong lành cùng cảm giác thoải mái và an nhiên.

Nam (South), Tiếng Việt, Đi Cafe (Cafe Hopping)

Vẻ thô ráp của Cafe Industrial ở Sài Gòn

Nếu Minimalism tôn vinh nét duyên của sự Tối Giản thì Phong cách Công Nghiệp (tiếng Anh là Industrial) bóc trần sự tối giản ấy, phô bày mọi chi tiết một cách "trần trụi" như bản chất vốn có của nó. Bắt nguồn từ nhu cầu tái sử dụng nhà kho, phân xưởng cũ thành nhà ở vào những năm đầu thế kỷ 20 ở Châu Âu, các thiết kế Industrial mang tính tận dụng cao, cải tạo những gì có sẳn....đọc tiếp

Nam (South), Tiếng Việt, Đi Cafe (Cafe Hopping)

Nét duyên của cafe Tối Giản ở Sài Gòn

Trong khi phong cách Vintage và Retro sử dụng rất nhiều vật trang trí xưa cũ giúp ta xuyên không về “một thời đã xa”, thì phong cách Tối giản (Tiếng Anh là Minimalism) lại đơn giản hóa mọi chi tiết, từ đường nét, kiểu dáng đến màu sắc, chất liệu, và hạn chế sử dụng vật liệu decor hết mức có thể. đọc tiếp...

Nam (South), Tiếng Việt, Đi Cafe (Cafe Hopping)

Xưa lẫn nay với cafe Retro ở Sài Gòn

Retro hay bị nhầm lẫn với Vintage khi cả hai đều là những phong cách thiết kế cổ điển, mang hơi hướng của quá khứ. Retro ra đời sau Vintage, thật ra là lấy cảm hứng từ Vintage nên còn gọi là "Vintage inspired". Nếu Vintage là phong cách của kỉ niệm, mang dấu ấn thời gian, thì Retro là phong cách hoài cổ, “ăn theo” quá khứ, mong muốn hồi sinh hoặc sao chép những trào lưu xưa cũ với những cú twist cách tân mạnh mẽ, đem lại một vẻ hoài cổ tươi mới và thời thượng hơn. ...đọc tiếp

Nam (South), Tiếng Việt, Đi Cafe (Cafe Hopping)

Hoài niệm cùng Cafe Vintage ở Sài Gòn

Thuật ngữ Vintage được khai sinh ở Pháp từ thế kỉ 15, thoạt đầu dùng để chỉ những bình rượu lâu năm hay những món đồ cổ (dưới 100 năm tuổi) và cũ (đã qua sử dụng). Dần dần, Vintage trở thành một trào lưu nổi trội trong thời trang, hội họa, nhiếp ảnh và thiết kế nội thất, như một kiểu quay ngược thời gian, "áp nguyên xi" phong cách thiết kế trong quá khứ.... đọc tiếp